Năm 1858, cố đạo Pellerin xúi giục đô đốc Rigault de Genouilly đánh chiếm Đà Nẵng, bảo đã có sẳn hơn 40 vạn giáo gian chờ chực nổi dậy yểm t...
Năm 1858, cố đạo Pellerin xúi giục đô đốc Rigault de Genouilly đánh chiếm Đà Nẵng, bảo đã có sẳn hơn 40 vạn giáo gian chờ chực nổi dậy yểm trợ. Nhưng đánh mãi không thắng nên năm 1859 quân Pháp chuyển vào nam đánh chếm thành Gia Định, với sự trợ giúp của cố đạo Lefèbvre và bọn giáo gian trong giáo phận nam kỳ.
Sau khi lính thực dân Pháp do Francis Garnier cầm đầu đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất năm 1873, và tổng đốc Nguyễn Tri Phương tuẩn tiết; chúng từng bước đã ép triều đình Vua Tự Đức ký hòa ước Giáp tuất (1874) nhục nhã nhường nốt ba tỉnh còn lại là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên của Lục Tỉnh cho Pháp mà trước đó qua ‘hòa ước’ 1862, ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường đã lọt vào tay chúng rồi.
Năm 1881, lính Pháp do Henri Rivière điều khiển đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai, và tổng đốc Hòang Diệu hy sinh; dẫn đến hòa ước Fournier 1884, chúng hòan tòan cai trị bắc bộ. Một điều trùng hợp kỳ lạ là hai tên sĩ quan Francis Garnier và Henri Rivière không lâu sau khi chiến thắng đều bị quân ta phục kích giết chết tại Cầu Giấy.
Thừa cơ, tên cố đạo Gauthier (có tên Việt là Ngô Gia Hậu) và giáo gian Nguyễn Trường Tộ liền xúi giục các đội thân binh xóm đạo võ trang với vũ khí của Pháp tiếp viện, đánh phá và tàn sát các làng lương ở Nghệ an và Hà tỉnh; đưa đến các phong trào Văn thân nổi lên đề kháng trả thù.
Sau khi vua Tự Đức băng hà vào năm 1883, Việt Nam hoàn toàn mất chủ quyền. Năm 1884 với hòa ước Patenôtre, Pháp đặt nền bảo hộ. Đến thời vua Hàm Nghi, chúng đưa ra những đòi hỏi xấc xược và triều đình ta phải phản ứng nhưng bất thành nên dẫn tới ngày ‘Kinh đô thất thủ’ vào đêm 4 rạng 5 tháng 7 năm 1885 (tức đêm 22 rạng 23 tháng 5, năm Ất Dậu).
Khi vua Hàm Nghi lánh ra ở Quảng Bình làm hịch cần vương truyền đi các nơi kêu gọi đồng bào khởi nghĩa chống Pháp đã dẫn đến Phong trào Cần Vương. Nhưng đáng tiếc là trước những vũ khí tân kỳ của quân cướp nước cộng với những âm mưu khuynh đảo của đám cố đạo và sự tiếp tay của bọn giáo gian, phong trào bị dẹp tan vào năm 1893 cùng với cái chết của nhà chí sĩ Phan Đình Phùng và biết bao đồng bào sĩ phu yêu nước khác.
Trong giai đọan này lich sử cũng đã ghi lại những tội ác dã man của bọn tân tòng giáo gian: tên tay sai Hoàng Cao Khải đã ra lệnh khai quật mồ mả tổ tiên của cụ Phan Đình Phùng khi không thuyết phục được cụ ra hàng Tây. Khi căn cứ Vụ Quang, Hà Tĩnh của nghĩa quân bị hạ thì chính Nguyễn Thân và bộ hạ là Ngô Đình Khả cho đào mồ của cụ Phùng, lấy xác đem đốt lấy tro trộn với thuốc súng mà bắn xuống sông Lam Giang.
Tiếp theo đã có biết bao bậc tiền bối quyết tìm đường cứu nước, từng bôn ba ra hải ngọai cầu cứu ngọai nhân như Quốc dân đảng của Tàu đến Đông du ở Nhật vv... Tất cả đều thất bại. Ví sao? Vì gặp phải tòan bọn yêu ma giả nhân giả nghĩa, mà nằm đằng sau vẫn có bóng ma Vatican cản trở, nên vì quyền lợi của nước mình mà cấu kết với thực dân bán đứng các nhà ái quốc. Duy chỉ đến khi có đảng Cộng sản lãnh đạo và được sự trợ giúp của khối Cộng sản quốc tế thì cơ hội giải phóng đất nước mới được trọn vẹn.