Bạn quên lời Chúa hay sao? “đừng sợ sự thật, vì sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,32). Mời bạn hãy nghe MỘT GIÁM MỤC PHÊ BÌNH THÂN TH...
Bạn quên lời Chúa hay sao? “đừng sợ sự thật, vì sự thật sẽ giải phóng anh em” (Ga 8,32).
Mời bạn hãy nghe MỘT GIÁM MỤC PHÊ BÌNH THÂN THẾ GIÊSU.
Giám mục John Shelby Spong viết trong cuốn Sinh Ra Từ Một Người Đàn Bà: Một Giám Mục Nghĩ Lại Chuyện Sinh Ra Đời Của Giê-su (Born of a woman: A Bishop Rethinks The Birth of Jesus, Harper, SanFrancisco, 1992), trang 41:
Giê-su đã được “ sinh ra từ một người đàn bà”. Nguồn gốc sinh ra đời của Giê-su cũng gây nhiều tai tiếng như cách ông ta chết. Ông ta (Giê-su) không là ai cả, một đứa trẻ ở Nazareth, chẳng có gì tốt đẹp có thể rút tỉa ra từ sự sinh ra đời này. Chẳng có ai biết cha ông ta là ai. Rất có thể ông ta là một đứa con hoang. Rải rác trong miền đất truyền thống Ki Tô lúc đầu (4 Phúc Âm), có những chi tiết chứng tỏ như vậy, giống như những thỏi mìn chưa kiếm ra và chưa nổ .
(But he was “born of a woman”… His origins were as scandalous as his means of death. He (Jesus) was a nobody, a child of Nazareth out of which nothing good was thought to come. No one seemed to know his father. He might well have been illegitimate. Hints of that are scattered like undetected and unexploded nuggets of dynamite in the landscape of the the early Christian tradition.)
Và Linh muc John Dominic Crossan. Trong cuốn Giê-su Là Ai? (Who is Jesus), khi được hỏi về Ngày Chủ Nhật Phục Sinh (Easter Sunday), linh mục John Dominic Crossan, giáo sư danh dự về môn khảo cứu Thánh Kinh (Professor Emeritus of Biblical Studies) trong 26 năm tại đại học Depaul, Chicago, đã trả lời như sau:
Khi thảo luận về chuyện Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, tôi đã luận rằng câu chuyện Giê-su được các bạn của ông ta chôn sau khi chết hoàn toàn không đúng với lịch sử. Nếu ông ta có bị chôn, thì không phải là do bạn của ông chôn mà là do các kẻ thù của ông. Và không phải ở trong một nấm mồ được đục trong đá, mà là một nấm mồ nông nơi đó thây của Giê-su sẵn sàng làm mồi cho những con thú hoang. Đó là những kết luận không sáng sủa gì, nhưng tôi không thể không kết luận như vậy.
Với câu chuyện Phục Sinh, chúng ta có đứng vững trên phiến đá của sự kiện lịch sử không? Hay, nếu không, làm sao chúng ta giải thích được sự sống sót của niềm tin vào Giê-su? Và nếu chúng ta quyết định là chúng ta không thể đọc những chuyện về Phục Sinh theo như được viết trong Thánh kinh thì chúng ta phải đọc chúng như thế nào? Tôi nêu lên những câu hỏi này không chỉ vì, đối với một số người trong thế kỷ 20, khái niệm về một sự sống lại không đáng tin. Tôi nêu lên những câu hỏi này vì những điều viết trong Tân Ước bắt buộc tôi phải nêu chúng lên. Matthew, Mark, Luke, và John kể câu chuyện về Phục sinh thật là khác nhau - đúng vậy, quá khác nhau, cho nên chúng ta không thể hòa hợp chúng với nhau. Do đó chúng ta phải đặt vấn đề về ý định và ý nghĩa của chuyện Phục sinh.
Hm st