Hãy mở Tân Ước ra mà đọc về con người Giê-su. Sau đây chỉ là vài đoạn điển hình đã được rút ngắn, chi tiết về con người bất nhân Giê-su có ...
Hãy mở Tân Ước ra mà đọc về con người Giê-su. Sau đây chỉ là vài đoạn điển hình đã được rút ngắn, chi tiết về con người bất nhân Giê-su có thể đọc trên: http://giaodiemonline.com/2011/09/jesus.htm.
Matthew 21, 18-22: Giê-su nguyền rủa cây vả vì đó là lúc trái mùa nên không ra trái cho Giê-su ăn khi đang đói: "Từ nay, không bao giờ mày có trái nữa!" Cây vả khô héo chết ngay lập tức.
Matthew 8: 28 - 34, Chúa ra lệnh "đi ra", hai con quỷ liền ra khỏi hai người nhập vào bầy heo, và cả bầy heo (độ 2000 con, theo Mark 5: 13) lao đầu xuống biển chết đuối hết.
Chúng ta hãy tự hỏi, 2000 con heo có tội tình gì mà Giê-su bắt chúng nhào xuống sông chết đuối hết? Như vậy có phải là Giê-su là người bất nhân, vô cớ tự nhiên đang tâm giết cả một đàn heo vô tội một cách tàn nhẫn. Mà đàn heo cũng lại là những sản phẩm của chính Cha ông ta “sáng tạo” ra.
Matthew 15: 21-28: một người đàn bà người Canaan đến xin Giê-su chữa bệnh cho con gái bà ta. Giê-su từ chối và còn gọi người đàn bà không phải người Do Thái kia là “chó”.
Matthew 10: 34-36, Luke 12: 51-53: Giê-su khẳng định:
Đừng tưởng rằng Ta xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không xuống đây để mang lại hòa bình mà là gươm giáo. Vì Ta xuống đây để làm cho con chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng, và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn.
Đừng tưởng Ta đến để đem hòa bình cho thế giới. Không, Ta đến để chia loài người làm hai. Từ đây, một nhà có năm người sẽ chia rẽ chống đối nhau: hai chống ba, và ba chống hai. Mâu thuẫn sẽ diễn ra giữa con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng.
Luke 14, 26: Nếu kẻ nào đến với ta mà không "căm ghét" cha mẹ, vợ con, anh chị em, và ngay cả đời sống của hắn, thì hắn không thể là môn đồ của Ta. (If anyone who comes to me and does not hate his father and mother, wife and children, brothers and sisters, yes, and his life also, he cannot be My disciples.) [Thánh Kinh Việt Nam dịch láo “hate” là “dứt bỏ”]
Theo Gene Kasmar trong cuốn Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh (All The Obscenities in the Bible), trang 359, thì chữ "căm ghét" là dịch từ tiếng Hi Lạp (Thánh Kinh gốc viết bằng tiếng Hi Lạp) "miseo", có nghĩa là ghét tởm và khinh khi (detest and despise).
Matthew 12:30: Kẻ nào không theo ta, ở với ta, là chống đối ta. [Công Giáo thường có thái độ thù nghịch với những người ngoại đạo nào mà họ không quyến rũ nổi]
Luke 19:27 : Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta. [Công giáo đã theo sát lời dạy này, tàn sát những người mà giáo hội cho là “lạc đạo”]
John 15: 6: Nếu người nào không ở lại với ta [nghĩa là rời bỏ ta, Công giáo gọi là lạc đạo], nó sẽ bị cắt bỏ như một cành cây rồi khô héo; và người ta sẽ gom chúng lại, ném vào lửa, và chúng bị thiêu đốt. ["If a man abide not in me, he is cast forth as a branch, and is withered; and men gather them, and cast them into the fire, and they are burned."] (Lời dạy này của Chúa là kim chỉ nam cho Giáo hội Công giáo đi săn lùng, tra tấn và thiêu sống các phù thủy, và cả khoa học gia như Bruno.)
Matthew 18:6: Nếu ai làm cho một trong những đứa trẻ đã tin Ta phạm tội, thì tốt hơn cho hắn là buộc một cối đá vào cổ hắn và ném hắn xuống đáy biển cho chết đuối.
Phạm tội gì? Thánh Kinh tiếng Việt dịch "to sin" là "mất đức tin". Không tin Giê-su hay mất đức tin về Giê-su có phải là một tội hay không? Ngày nay, có biết bao nhiêu người mất đức tin, bỏ đạo, vì biết đến thực chất của huyền thoại về Giê-su cũng như về nền thần học ngụy tạo của Ki Tô Giáo qua những tác phẩm nghiên cứu của các bậc học giả trong giáo hội cũng như ngoài giáo hội nên đã tỉnh ngộ, đưa đến sự suy thoái của Công giáo trên khắp thế giới.
Từ những điều cực kỳ bất nhân của Giê-su như trên mà một học giả Công giáo, Joseph L. Daleiden, đã đưa ra nhận định sau đây:
Con người hành động dã man phần lớn là bị ảnh hưởng đạo đức trong nền văn hóa của mình. Đạo đức của Tân Ước là trả thù bất cứ người nào bác bỏ Ki Tô Giáo. Tuy những người viết Tân Ước một mặt viết Giê-su dạy phải tha thứ, thực ra Ông ta có một thái độ cực kỳ bất khoan nhượng đối với những người không chấp nhận ông ta là đấng cứu rỗi của họ.
[Joseph L. Daleiden, The Final Superstition, p.179: That human act savagely is in large part a function of their cultural ethic. The ethic of the New Testament was vengeance on any who rejected Christianity. Although on one hand the New Testament writers have Jesus preaching forgiveness, He espouses an extremely intolerant attitude toward those who do not accept Him as their Savior.]
Vậy tôi xin hỏi Linh Mục Đỗ Xuân Quế và tất cả các trí thức Công giáo, với lòng dạ bất nhân và ác độc như vậy của Giê-su, và còn nhiều điều hơn nữa về bản chất thấp kém của Giê-su trong Tân Ước như chúng ta sẽ thấy trong một đoạn sau, thì Chúa Giê-su của các ông dựa vào tư cách gì để phán xét người sống cũng như người chết?? Và ai cho ông ta quyền phán xét như vậy? Đối với tôi, cá nhân ông ta không đáng để tôi coi vào đâu, đừng nói đến chuyện phán xét.